Theo chân những nhân viên san lấp mặt bằng tại Hải Dương của V&V Group chúng tôi nhận được tim và có có mặt tại hiện trường, chúng tôi thấy công trình xây dựng Nhà máy thép Pomina đã xây xong khu văn phòng làm việc. Bên trong văn phòng có nhiều cán bộ của ban quản lý dự án đang làm việc.

Dùng chất thải rắn làm...vật liệu san lấp

Trong khuôn viên công trình đang xây dựng dở dang có hàng ngàn tấn xỉ thép đã được đổ trên một diện tích khá rộng. Đơn vị thi công dùng xe ủi san bằng rồi cho xe lu cán nền gần hoàn tất. Cụ thể, có bốn con đường đi trong khuôn viên nhà máy đã được lót bằng xỉ thép, phía bên trong vẫn còn hai đống xỉ thép lớn chưa được san ủi.

Điều tra ban đầu của đội 3 Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đồn công an KCN Phú Mỹ (thuộc Công an huyện Tân Thành) cho thấy toàn bộ số xỉ thép trên được chở từ nhà máy của Công ty cổ phần thép Thép Việt (cũng đóng trong KCN Phú Mỹ I). Theo ông Lê Hữu Tuấn - đại diện DNTN Việt Trang (thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu), đơn vị ông nhận thi công trực tiếp công trình này và là thầu phụ của Công ty Kim Nguơn (TP Vũng Tàu). Theo hợp đồng, đơn vị của ông nhận vận chuyển và san ủi số xỉ thép trên với giá 33.000 đồng/m3.

Làm việc với PC49, ông Tuấn đã xuất trình trên 400 phiếu xuất kho xỉ thép từ nhà máy của Công ty cổ phần thép Thép Việt. Qua tổng hợp các phiếu này, số xỉ thép được xuất kho khoảng 8.000 tấn (tương đương 4.000m3). Ông Lê Hữu Tuấn khai nhận toàn bộ số xỉ thép trên đã được đơn vị ông san lấp mặt bằng trên tổng diện tích khoảng 7.000m2 của Nhà máy thép Pomina. Sau khi san ủi lớp xỉ thép này, đơn vị thi công sẽ trải một lớp đá bên trên, nếu không phát hiện kịp thời khối lượng xỉ thép trên sẽ bị giấu kín trong lòng đất.

Không hợp tác với công an

Sau khi phát hiện vụ việc, cơ quan công an tiến hành đo đạc hiện trường, khai quật một số điểm đã san lấp để lập hồ sơ ban đầu. Qua kiểm tra, các cán bộ PC49 ghi nhận trên 4.000m3 xỉ thép đã được san lấp tại bốn vị trí của dự án gồm đường nội bộ chính, đường phía trước và phía sau văn phòng Nhà máy thép Pomina, đường từ cổng đi vào khuôn viên công ty với tổng chiều dài các tuyến đường gần 600m, chiều rộng mặt đường từ 6-12m và độ dày của lớp xỉ là 0,2-0,4m.

Điều đáng nói, khi cơ quan công an đang kiểm tra hiện trường, một người là đại diện của chủ đầu tư đã có thái độ bất hợp tác, cản trở tổ công tác. Thậm chí người này còn đòi... lập biên bản về hoạt động của tổ công tác!? Mặc dù được cơ quan công an mời làm việc, chứng kiến việc đo đạc, khai quật hiện trường nhưng đại diện chủ đầu tư vẫn không chấp nhận. Trung tá Bùi Văn Quý, đội trưởng đội 3, cho biết: “Sau khi lập biên bản vi phạm quả tang, chúng tôi sẽ gửi thư mời các bên liên quan gồm Công ty Kim Nguơn, Công ty thép Pomina và Công ty cổ phần thép Thép Việt lên PC49 làm việc vào ngày 2-8. Nếu họ vẫn tiếp tục không hợp tác, chúng tôi sẽ có kiến nghị cấp trên xử lý theo luật định”.

Cho không xỉ thép

Trung tá Quý còn cho biết đây không phải là lần đầu tiên PC49 phát hiện việc vi phạm về quản lý, sử dụng chất thải rắn phát sinh từ quá trình luyện thép của Công ty cổ phần thép Thép Việt. Trước đó, sáng 9-2-2009, PC49 cũng đã phối hợp với Phòng tài nguyên môi trường huyện Tân Thành kiểm tra, bắt giữ và lập biên bản quả tang ba xe tải đang đổ xỉ thép trong khuôn viên một ngôi chùa tại thị trấn Phú Mỹ (huyện Tân Thành). Qua điều tra, bà Nguyễn Thị T., chủ của ba chiếc xe trên, cho biết bà được chùa thuê san lấp mặt bằng bên trong chùa. Để có vật liệu san lấp, bà T. đã liên hệ với Công ty cổ phần thép Thép Việt và được công ty cho không xỉ thép. Tổng cộng bà T. đã đổ khoảng 90 tấn xỉ thép.

Trung tá Bùi Văn Quý thông tin thêm hiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có nơi xử lý xỉ thép, vì vậy trước mắt UBND tỉnh cho các nhà máy thép tự lưu giữ xỉ thép thải ra. Tuy nhiên, việc lưu giữ phải thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Còn theo nghị định 59 của Chính phủ, xỉ thép phải được chôn lấp đúng quy định, hợp vệ sinh, đặc biệt không được dùng làm vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng. Theo một chuyên gia về môi trường, xỉ thép có thể biến đổi, biến dạng theo môi trường tự nhiên. Vì vậy nếu việc quản lý, xử lý xỉ thép không đúng quy trình sẽ có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường.

Sau khi kiểm tra, chiều cùng ngày cơ quan công an đã lập biên bản yêu cầu đơn vị thi công ngưng ngay việc vận chuyển xỉ thép từ Nhà máy thép Thép Việt về làm đường nội bộ và san lấp mặt bằng trong khuôn viên Nhà máy thép Pomina. Đồng thời buộc chủ đầu tư, đơn vị thi công giữ nguyên hiện trường chờ cơ quan chức năng xử lý các bước tiếp theo.
Theo Australia, các vật thể màu xanh và xám trôi nổi được phát hiện trong khu vực tìm kiếm mới. Chưa có thông tin chắc chắn rằng đó là những mảnh vỡ của chiếc MH370, nhưng cả hai màu sắc này đều là màu đặc trưng của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Malaysia đã đưa ra một bản thông báo về những kết quả trong cuộc săn lùng ngày hôm nay. Bằng chứng hình ảnh đang được các chuyên gia quốc tế phân tích. Dưới đây là trích đoạn trong bản báo cáo của Malaysia:

“Các vật thể được tìm thấy chưa thể khẳng định là từ chiếc MH370 cho tới khi được xác minh.

Một máy bay P3 Orion của Không quân Hoàng gia New Zealand (RNZAF) cho biết đã nhìn thấy một số vật thể màu trắng hoặc ánh đèn màu vàng và một cái phao câu cá.

Một máy bay P3 Orion của Không quân Hoàng gia Australia đã khẩn trương tới địa điểm máy bay P3 Orion của RNZAF báo cáo và đã nhìn thấy hai vật thể hình chữ nhật, một màu xanh và một màu xám trên đại dương.

Một chiếc P3 Orion thứ hai của Australia đã phát hiện ra nhiều vật thể có nhiều màu sắc khác nhau trên một vùng biển cách khu vực tìm kiếm khoảng 546km.

Có tổng cộng 10 máy bay được AMSA giao nhiệm vụ tìm kiếm trong ngày hôm nay và tất cả đã rời khỏi khu vực tìm kiếm”.

Vật thể có màu đặc trưng của Malaisia

Một hình ảnh về vật thể hình chữ nhật màu xanh được máy bay của New Zealand phát hiện trong khu vực tìm kiếm mới trên Ấn Độ Dương

Một phóng viên có mặt trên chiếc máy bay của New Zealand cho biết, những vật thể trôi nổi này rất có khả năng là mảnh vỡ của MH370, một trong số chúng là một bảng điều khiển màu xanh lớn. Phóng viên này cho biết, chiếc P3 Orion đã hạ thấp xuống cách mặt biển khoảng 5000 feet và lập tức phát hiện ra 4 vật thể nghi vấn nổi trên mặt nước.

Phóng viên này nói thêm: “Có rất nhiều vật thể nhỏ nhưng chúng tôi không biết liệu chúng có phải những đồ nghề cọ rửa từ tàu đánh cá hay tàu container hay không”.

AMSA cho biết: Ngày hôm nay (28/3), đội tìm kiếm đã săn lùng trong khoảng 256.000km2 trên khu vực tìm kiếm mới. Hình ảnh chụp những vật thể nghi vấn sẽ được đánh giá và xác minh trong đêm nay.

Trước đó, phạm vi tìm kiếm chiếc máy bay mất tích đã được thay đổi. Khu vực tìm kiếm chuyển sang khu vực cách nơi tìm kiếm những ngày qua khoảng 1.100km về phía Tây Bắc sau khi có "manh mối mới đáng tin cậy".

Theo Cơ quan An toàn Hàng hải Australia (AMSA), thông tin mới nhất dựa trên việc phân tích những dữ liệu radar ở khu vực giữa Biển Đông và eo biển Malacca trước khi chiếc phi cơ biến mất khỏi màn hình radar.

Các dữ liệu này cho thấy, máy bay đã di chuyển nhanh hơn ước tính trước đó, dẫn tới việc phải sử dụng nhiều nhiên liệu hơn. Vì vậy, nó có thể đi được quãng đường ngắn hơn hướng ra phía Nam Ấn Độ Dương so với dự kiến trước đây.

Khu vực tìm kiếm mới sẽ rộng khoảng 318.000km2 và nằm cách khoảng 1.850km về phía Tây thành phố Perth của Australia.
Trang sức là một trong những món thời trang không thể thiếu của những phụ nữ “cầu toàn”, bởi chính những món đồ xinh xắn có giá trị về mặt thẩm mỹ sẽ giúp họ hoàn thiện phong cách.

Trong cách tạo dựng dấu ấn riêng, ngoài váy áo thì trang sức là thứ luôn hiển hiện ở câu chuyện thời trang của phái đẹp. Và giữa muôn vàn chất liệu mẫu mã của nhiều loại trang sức, ngọc trai luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tôn vinh nét quý phái và kiêu sa của người sử dụng.

Để biến những viên ngọc trai còn thô từ các trại nuôi trồng và nhân giống trên biển đảo thành những món trang sức giá trị là một câu chuyện khá thú vị. Muốn chiều lòng phải đẹp, mỗi nhà sản xuất trang sức ngọc trai phải đầu tư cho rất nhiều công đoạn.


Trang sức ngọc trai được phái đẹp yêu mến bởi nó tôn vẻ đẹp quý phái và sang trọng cho người sử dụng

Công đoạn quan trọng nhất vẫn là khâu chế tác, chính đôi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công sẽ nâng tầm giá trị của những nguyên liệu quý như: ngọc trai, vàng, bạc, bạch kim… và biến chúng từ hình hài thô sơ trở thành món trang sức đầy ấn tượng.

Câu chuyện về chủ đề “Nghệ thuật từ đôi tay” lần này sẽ giúp quý độc giả có được nét khái quất nhất về quá trình biến ngọc trai thành đồ trang sức.

Để giải đáp những câu hỏi về quá trình chế tác ngọc trai, chúng tôi đã tìm gặp ông Hồ Thanh Tuấn là một giám đốc điều hành công ty chế tác ngọc trai có tiếng tại Việt Nam.

Được biết, từ năm 2000 khi được tham gia một dự án về ngọc trai của các chuyên gia nước ngoài, ông Hồ Thanh Tuấn đã khám phá ra một công việc hết sức thú vị và mang lại nguồn lợi lớn phù hợp với điều kiện tự nhiên và địa chất của Việt Nam.

Cũng từ quá trình xây dựng cổng thông tin điện tử, phiên dịch cho các chuyên gia người Pháp, ông Thanh Tuấn đã học hỏi được những kinh nghiệp giá trị về việc nhân giống, nuôi và chế tác ngọc trai. Sau 6 năm thực hiện gia công và cung cấp ngọc trai cho thị trường các nước, ông Thanh Tuấn đã quyết định đầu tư cho sự nghiệp chế tác trang sức ngọc trai tại Việt Nam.

Theo ông Tuấn chia sẻ, để có được một sản phẩm phải trải qua 4 quá trình: nuôi ngọc trai, nhân giống, thiết kế, chế tác. Trong đó chế tác là khâu quan trọng và khó khăn nhất. Nó đòi hỏi sự khéo léo và tay nghề của người thợ thủ công chứ không đơn giản như việc áp dụng công thức như các khâu nuôi – nhân giống ngọc trai.


- Công đoạn nuôi ngọc trai, nhân giống: Nhân của hạt ngọc nuôi được người ta cấy vào, con trai sẽ tạo ra một vài lớp xà cừ trên bề mặt viên hạt này trước khi nó được lấy ra từ 2 đến 6 năm sau đó. Các trại giống nuôi ngọc trai được xây dựng ở biển Côn Đảo, Phú Quốc, Nha Trang.

Với nhiều vùng biển có điều kiện tự nhiên và môi trường thuận lợi nên việc nuôi và nhân giống con trai lấy ngọc không quá mấy khó khăn tại Việt Nam.

- Công đoạn thiết kế: Các mẫu thiết kế trang sức ngọc trai của xưởng ông Thanh Tuấn dựa trên cấu trúc sẵn có mà ông học tập được từ các chuyên gia nước ngoài và phát triển thêm những ý tưởng về hoa văn họa tiết vốn có trong kho tàng văn hóa dân tộc như: hoa văn trống đồng, hoa văn hoa sen, họa tiết trạm trổ đẹp mắt và tinh xảo trong các đình chùa cổ kính...

- Công đoạn chế tác: Để để giải quyết công đoạn khó khăn nhất cho quá trình chế tác ngọc trai, ông đã tìm đến nghệ nhân về kim hoàn nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó hướng dẫn thợ thủ công trong xưởng chế tác theo cách nghề truyền nghề và xây dựng đội ngũ thợ lành nghề cho công ty riêng của mình.

Để hoàn thiện một mẫu sản phẩm đơn giản như nhẫn ngọc trai, hoa tai ngọc trai, một người thợ phải mất thời gian 3 ngày. Còn lại những trang sức đòi hỏi sự cầu kỳ và công phu hơn như vòng cổ, vòng tay, vương miện lại cần khoảng thời gian gấp đôi.

Cũng theo ông Thanh Tuấn chia sẻ, các sản phẩm trang sức ngọc trai đều được thợ lành nghề chế tác theo phương pháp thủ công.

Cùng tìm hiểu quá trình tạo ra những mẫu trang sức từ nguyên liệu quý tại một xưởng chế tác ngọc trai ở Tp.HCM:


Nguyên liệu làm trang sức có được nhờ các công đoạn nuôi ngọc trai, thông thường ngọc trai nuôi phải mất 6 tháng mới có thể thu hoạch.


Ngọc Trai sau khi được thu hoạch tại các trại nuôi trên đảo sẽ được chuyển về xưởng chế tác


Dụng cụ để thực hiện quá trình chế tác trang sức


Công đoạn tạo khuôn mẫu, hoa văn trên chất liệu nhựa cho sản phẩm trang sức ngọc trai



Thợ thủ công sử dụng kính lúp để thực hiện những tiểu tiết nhỏ trên từng chiếc nhẫn


Sau khi có được chiếc nhẫn thô từ khuôn nhựa, thợ thủ công sẽ phải điêu khắc bằng tay trên sản phẩm

Từ khóa

Bài viết hot

Được tạo bởi Blogger.

About

Blogger news

Blogger templates

tin mới, văn hóa, thời trang, ẩm thực, sức khỏe, đẹp, tình yêu - giới tính, du lịch, thể thao, giáo dục handmade