Trung tá Nguyễn Văn Bở-Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra trinh sát Công an huyện Tam Nông xác nhận: “Trước khi thực hiện hành vi cướp, các đối đã theo dõi bị hại, từ đó tượng lên kế hoạch phân công cụ thể từng thành viên”.
Ông Cưng có biểu hiện hoảng loạn sau khi bị cướp vàng
Thực hiện kế hoạch táo bạo này, khoảng 22 giờ đêm 21/12, Sang, Việt, Tài, Duy đi xe máy đến Chợ thực phẩm thị trấn Tràm Chim, lúc này chợ rất vắng vẻ. Theo sự phân công của “tổng chỉ huy” Việt, Sang tiến đến lân la và ngồi nhậu với một ông già trước chợ thực phẩm nhằm đánh lạc hướng cũng như sự chú ý đối với hành tung của cả nhóm. Duy làm nhiệm vụ canh đường. Chính Việt cùng Tài tiến đến nơi ông Cưng đang nằm ngủ trên sạp trong chợ để ra tay.
Lúc này, bất ngờ công Cưng lòm còm ngồi dậy liền bị Tài dùng tay bịt miệng, bóp cổ, tạo điều kiện cho Việt cướp tải sản của ông Cưng. Tuy nhiên, do sợ bị mọi người để ý, phát hiện nên ông xỏ các khoen vàng thành xâu bò cất giấu trong quần và gài nhiều kim tây rất kỹ lượng. Trước tình thế khó khăn này, Việt liền lột luôn cả quần dài và quần cụt của ông Cưng chạy ra ngoài cùng đồng bọn lên xe biến mất.
“Tụi nó lột quần tôi có toàn bộ 25 cây vàng trong đó rồi rút đi nhanh lắm. Tôi chỉ còn cái khăn quấn ngang người, ngồi khóc ròng mà hổng biết kêu ai. May mắn là một lúc sau, một số người ở chợ hay chuyện nên trình báo công an. Có người thương tình cho tôi 1 cái quần thun mặc vào”.
Thông tin ban đầu cho biết, Việt chính là người giữ và chia số vàng cướp được của ông Cưng cho đồng bọn. Tuy nhiên các đồng bọn cũng không rõ kẻ chủ mưu Việt nắm giữ thật sự bao nhiêu vàng trong vụ cướp này. Và số vàng bọn cướp khai nhận, cơ quan công an thu hồi chênh lệch khá lớn với lời khai của nạn nhân. Đặc biệt, trong quán trình bàn bạc, thực hiện vụ cướp, có một tình huống xảy ra là thành viên Trần Văn Thanh Dân bẻ chỉa ngay khi “giờ G” đã điểm. Như thỏa thuận ban đầu, Việt điện thoại kêu dân cùng ra tay nhưng Dân từ chối ngay phút cuối. Tuy nhiên sau khi cướp xong, nhằm bịt đầu mối, Việt đã chủ động chia cho Dân một nhẫn vàng. Dân đồng ý nhận và nhờ người bán lấy tiền tiêu xài…
Nạn nhân rơi vào cảnh “hoảng loạn”
Chúng tôi tìm đến nơi ông Nguyễn Văn Cưng đang tá túc tại kênh Đường Nước A, thuộc ấp 2, xã Tân Thành B, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp, cách hiện trường xảy ra vụ cướp khoảng 40km.
Căn nhà khá “đơn sơ” của Chị Nguyễn Thị Dùng (46 tuổi, cháu gọi ông Cưng bằng cậu) nói: “Sau khi lấy lời khai, câu Sáu Cưng được công an huyện Tam Nông chở về đây cúng tôi mới biết cậu mình bị cướp hết tài sản. Mấy ngày qua, sức khỏe của cậu yếu đi. Đặc biệt lo ngại là tinh thần nhiều lúc hoảng loạn, ông nói lầm bầm một mình và khóc suốt”.
Chị Dung, người thân của ông Cưng
Theo đại tá Dương Hữu Nghĩa - Trưởng Công an huyện Tam Nông, cơ quan điều tra đang xác minh cụ thể số vàng, tiền mà ông Cưng bị cướp để sớm hoàn trả cho ông. Nhưng cái khó hiện nay sau khi bị cướp, ông Cưng có biểu hiện không minh mẫn”.
Theo người nhà nạn nhân, ông Cưng trước đây có vợ nhưng không có con, không có đất sản xuất. Vợ chồng ông sống bằng nghề làm mướn nay đây mai đó. Khoảng năm 1966-1967, vợ mất, ông Sáu Cưng cũng bệnh tật, yếu sức nên chuyển sang nghề ăn xin trên các phương trong tỉnh Đồng Tháp và An Giang. Mười bữa, nửa tháng có khi cả tháng ông cụ về nhà người cháu ở. Được vài ngày lại tiếp tục đi. Khi xin ở những địa bàn gần thì ông thường về nhà người cháu ngủ nghỉ. Chị Nguyễn Thị Dùng cho biết: Gia đình tôi biết trước cậu Sáu Cưng có nhiều vàng cất giấu trong người. Mỗi lần ghé về nhà tôi là cậu đem vàng ra đếm rồi xỏ xâu vào sợi dây, giữ miết trong người. Có lần tôi nói cậu đưa vàng cho chúng tôi giữ hộ, ở nhà nghĩ ngơi, đừng đi xin ăn nữa, nhưng cậu vẫn không đồng ý. Có nhiều tài sản nhưng cậu Sáu Cưng sống rất tằn tiện, có khi bệnh vẫn không uống thuốc, chỉ có 2 bộ đồ trong người”.
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Cưng buồn rượi rượi, và ông vẫn còn ý định tiếp tục cuộc sống ăn xin. Tuy nhiên, một lúc sau ông lại nói nói: “Khi cơ quan công an thu hồi được vàng giao lại cho tôi thì tôi không đi ăn xin nữa”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét