Nghệ nhân Năm Công (Nguyễn Văn Công ở xã Hưng Khánh Trung B) người tiên phong và rất thành công trong nghệ thuật tạo hình cho cây kiểng ở huyện Chợ Lách với rất nhiều mẫu mã độc đáo. Nhưng nay, ông Năm Công buồn rầu đánh giá “nhu cầu các loại kiểng hình đã giảm, giá cả cũng giảm tới 70%”.

Lý giải thực tế này, ông Năm Công bảo, nhu cầu giảm do hầu hết các quán càphê vườn, khu resort, điểm du lịch… chỉ đầu tư một lần, rồi thuê người chăm sóc, cắt tỉa cho đẹp. Điều khiến các nghệ nhân nghề kiểng băn khoăn nhất là giá cả sản phẩm kiểng hình ngày càng giảm. Trước kia, các công trình cần kiểng hình để trang trí thường mời gọi tiếp đón rất nồng hậu nghệ nhân để được tư vấn và thực hiện theo ý tưởng của họ. Gần đây, tài chính eo hẹp, chủ công trình thường mời nhiều cơ sở kiểng hình đăng ký nhận thầu phần cây kiểng ở cùng một công trình, tổ chức đấu giá để chọn thầu. Qua đấu thầu, giá công trình giảm thấp dù giá trị nghệ thuật không cao nhưng vẫn thường được chủ công trình chọn. Do vậy, để bảo vệ những tiêu chí nghệ thuật riêng của mình, những nghệ nhân có tay nghề cao buộc phải nhường “đất” cho lớp đàn em.
Ông Năm Công than phiền: “Hai năm nay, một bộ cây kiểng hình nhà tròn, nhà lục giác (sáu cột, chiều cao hơn 3m, diện tích khoảng 10m2) với kết cấu khung sắt định hình cho cây sanh (cây si Nhật) uốn lượn tạo thành cột, mái, đỉnh… có giá bán khoảng 10 – 12 triệu đồng, giảm chỉ còn khoảng 4 triệu đồng hoặc thấp hơn”.
Ông Ngô Tuấn Kiệt, nghệ nhân kiểng hình ở xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) than: “Doanh thu kiểng hình của tui ba năm trở về trước phải trên 2 tỉ đồng mỗi năm, nhưng hai năm nay chỉ còn khoảng 500 – 700 triệu đồng/năm”.
“Nhiều tay thợ kiểng hình trẻ tuổi cũng mở cơ sở riêng, họ không thể cạnh tranh bằng đường nét nghệ thuật nên chỉ làm những sản phẩm kiểng đơn giản như: nhà kiểng, cổng chào… để bán với giá cực rẻ”, ông Năm Công bức xúc. Theo ông, với kiểu “phá giá” như vậy sẽ gây tai tiếng cho cả làng nghề về lâu dài, nhưng tai hại trước mắt là đã có 20% cơ sở kiểng hình ở xã Hưng Khánh Trung B phải chuyển nghề.


Lối mở
Kiểng thú theo hình 12 con giáp là định hướng nghệ thuật mà nghệ nhân Năm Công nhắm tới, như là một mặt hàng độc quyền ở xứ sở hoa kiểng Chợ Lách. Ông bảo, tết Nguyên đán Giáp Ngọ, các đối tác đã đặt hàng 40 đôi kiểng hình con ngựa, chiều cao từ 2 – 2,5m, dài trung bình 2,5m với giá khoảng 3 – 6 triệu đồng/cặp tuỳ kích cỡ…
Ông Năm Công nói rằng: “Xưa các lão tiền bối chơi cây nghệ thuật theo phương châm lấy người che kiểng (cây bonsai các cỡ), nay người chơi kiểng theo phong cách dùng kiểng che người nên nhu cầu kiểng hình, kiểng thú ngày càng đòi hỏi kích thước lớn hơn và giá trị theo đó cũng tăng thêm”. Cả năm 2013, cơ sở Năm Công đã xuất cho khách đặt hàng ở Singapore sáu container kiểng thú các loại: kiểng hình rồng, chuồn chuồn… trong đó có cả những mẫu kiểng hình máy bay dài hơn 10m, đặc biệt trong đó có bộ cây kiểng thú hình con tinh tinh cao hơn 5m với đường kính bụng hơn 3m. Cuối năm nay, ngoài các mẫu kiểng hình ngựa đứng bốn chân (cao 2 – 2,5m), ngựa bay đón tết Giáp Ngọ, cơ sở Năm Công còn được đặt hàng một đôi rồng lượn có kích thước kỷ lục của cơ sở này (mỗi con cao 5m, dài 18m). Theo mô tả, đôi rồng khủng này sẽ được lắp đặt ngay trên bệ nổi ven sông Tiền của một khu du lịch tại cầu Rạch Miễu. Những nghệ nhân không có thế mạnh để tạo được những đường nét nghệ thuật cho kiểng thú như ông Ngô Tuấn Kiệt thì quay về với nghiệp sản xuất giống cây ăn trái, cây cảnh. Theo ông Kiệt, nếu so với nghệ thuật kiểng hình luôn đòi hỏi mẫu mã độc đáo, cạnh tranh giảm giá để giành giật khách hàng… thì cây giống đơn giản hơn nhiều, nhưng muốn thành công cũng phải thường xuyên có những giống cây mới, kể cả giống trong nước lẫn nhập ngoại.
>> xem thêm mục ẩm thực:  phở cuốn -  món ngon mỗi ngày
Cây kiểng, cây nghệ thuật, cây giống là các thế mạnh vốn có của xứ Cái Mơn (Chợ Lách) từ bao đời nay, nhưng theo ông Bùi Thanh Liêm, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, vẫn chưa có những đột phá lớn trong đầu tư thay đổi giống, cải thiện chất lượng cây. Ngay cả giống cây si Nhật (cây sanh) loại cây nguyên liệu chính trong tạo hình các bộ kiểng hình, kiểng thú ở Chợ Lách hiện tại cũng chính là cây bonsai mini mà nghệ nhân Năm Công đã tình cờ bắt gặp và mua được tại một hội hoa xuân ở TP.HCM cách đây khoảng 20 năm. Có lẽ chính điều này đã khiến những khách hàng của cơ sở Năm Công đến từ Malaysia hàng năm chỉ đặt hàng ông thiết kế những mẫu kiểng hình bằng khung sắt. “Họ chỉ đặt hàng mua những mẫu khung sắt mình làm sẵn, phần cây xanh họ tự làm bằng những giống cây trên đất nước của họ”, ông Năm Công nói.

0 nhận xét:

Từ khóa

Bài viết hot

Danh sách bài đăng

Được tạo bởi Blogger.

About

Blogger news

Blogger templates

tin mới, văn hóa, thời trang, ẩm thực, sức khỏe, đẹp, tình yêu - giới tính, du lịch, thể thao, giáo dục handmade