Những ngôi nhà tranh, nhà xây tạm bị méo mó bị đổ sập sau mỗi mùa mưa lũ và gương mặt thất thần của người dân trở thành nỗi ám ảnh của chàng trai Lâm Thanh Hiền quê ở tỉnh An Giang. Sau khi vào đại học, Hiền cùng nhóm bạn thiết kế nhà ngôi thông minh chống lũ. Với nguyên lý “nổi khi lũ, dời khi bão”, ngôi nhà đang được thí điểm tại xã Long Vỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Nhóm dựng nhà chống lũ trên sông
Nhóm dựng nhà chống lũ trên sông.

Ngôi nhà hứa hẹn sẽ giúp người dân vùng bão lũ tránh được nỗi ám ảnh nhà cửa tan hoang sau mỗi mùa mưa bão với tổng số tiền đầu tư từ 80 đến 100 triệu đồng. 
Sau 3 tháng thực nghiệm, ngôi nhà cho thấy tính hiệu quả, sự thông minh trong thiết kế, thi công của 5 chàng trai. 
Đầu tháng 8, người dân Châu Phú không khỏi lạ lẫm khi chứng kiến một nhóm sinh viên về dựng nhà trên sông. Chỉ trong ba ngày nhóm sinh viên này dựng xong ngôi nhà kết cấu thép, lợp tôn với 2 phòng ngủ, một phòng khách, nhà bếp và phòng tắm tiện nghi. Nhà được thiết kế linh động, trong điều kiện thời tiết bình thường ngôi nhà sử dụng điện lưới quốc gia, khi có bão lũ sẽ có hệ thống điện dự phòng hệ thống cấp thoát nước tự động.
Lâm Thanh Hiền, sinh viên năm cuối trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, ngôi nhà có độ bền 30 đến 40 năm và để hoàn thành, nhóm chi hơn 80 triệu đồng cho tiền mua nguyên vật liệu.
Khi được dựng lên đến nay, thời tiết ở An Giang trải qua nhiều trận mưa lớn nhưng ngôi nhà đã thể hiện tính thông minh khi nước lên thì hệ thống phao nâng nhà nổi theo, khi có gió mạnh thì lập tức hệ thống bơm nước hoạt động cân bằng các phao để giữ thăng bằng.

Nhóm trưởng Nguyễn Lê Vũ cho biết, đầu năm 2011 Vũ cùng hai người bạn cùng khoa là Lâm Thanh Hiền, Trần Thi lấy ý tưởng nghiên cứu nhà chống lũ làm đề tài nghiên cứu khoa học. Ý tưởng xuất phát từ trăn trở của Lâm Thanh Hiền, chàng trai vùng An Giang lên TPHCM trọ học, không ngờ được thầy giáo là TS Lưu Nguyễn Nam Hải khen ngợi và hướng dẫn tận tình. Nhóm nhận 2 triệu đồng tiền hỗ trợ từ quỹ nhà trường và bắt tay vào công đoạn vẽ ý tưởng lên giấy. Để khai thác tối đa ưu điểm của từng người, Vũ nhận khâu thiết kế, giao Hiền phụ trách thi công. Thi đảm nhận giai đoạn cấp thoát nước. Để làm việc nhóm có hiệu quả ba chàng trai thuê một phòng trọ ở cùng nhau.
Vũ kể, hằng tháng trời, cả nhóm thức đêm muộn vẽ ý tưởng xong, rồi lại xóa vì chưa ra được sản phẩm như ý. Cũng may, thầy hướng dẫn rất tận tình chỉ ra những điều bất hợp lý, mọi người lại hì hụi làm lại. Sau một năm, nhóm dựng được ngôi nhà thông minh. 
Giành giải Ba cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học do Bộ GD&ĐT tổ chức là bất ngờ lớn đối với 3 thành viên. Không ngờ, đề tài của nhóm lại được chọn đi thi chung kết Olympia toàn quốc và niềm vui, động lực được nhân lên gấp bội khi đề tài giành giải Nhất.
 
Nhóm nhận giải thưởng trong cuộc thi Olympic.
Nhóm nhận giải thưởng trong cuộc thi Olympic.

Lâm Thanh Hiền chia sẻ: “Mình đã về quê để khảo sát địa hình, sau khi nghiên cứu đề tài trường Đại học Tôn Đức Thắng quyết định đầu tư 100 triệu đồng cho nhóm đưa ngôi nhà từ giấy ra thực tiễn”.
>> xem thêm mục ẩm thực:  phở cuốn -  món ngon mỗi ngày

0 nhận xét:

Từ khóa

Bài viết hot

Danh sách bài đăng

Được tạo bởi Blogger.

About

Blogger news

Blogger templates

tin mới, văn hóa, thời trang, ẩm thực, sức khỏe, đẹp, tình yêu - giới tính, du lịch, thể thao, giáo dục handmade